Skip links

Điểm qua các loại phanh xe máy phổ biến hiện nay

Nếu động cơ là bộ phận quyết định khả năng khởi động, vận hành của xe thì phanh xe là hệ thống đảm bảo an toàn, kiểm soát tốc độ di chuyển của phương tiện. Do vậy, phanh xe máy là bộ phận trọng yếu, cần được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên giúp bạn tham gia giao thông an toàn. Hiện nay có những loại phanh xe máy phổ biến nào, chúng có ưu/nhược điểm gì? Cùng điểm qua những loại phanh xe máy hiện nay qua bài viết sau nhé

Phanh tang trống xe máy

Phanh tang trống hay có tên gọi khác là phanh đùm/ phanh cơ học. Loại phanh này được trang bị nhiều trên các dòng xe máy đời cũ, với giá rẻ.

Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh tang trống

Cấu tạo của phanh tang trống gồm các chi tiết sau:

  • Trống phanh: Dạng hình trụ, được làm từ chất liệu gang, có khả năng chịu mài mòn và chịu nhiệt tốt. Phần trống phanh được cố định vào trục và chuyển động cùng bánh xe.
  • Má phanh: Bộ phận được dán cố định vào guốc phanh, cũng là bộ phận dễ mài mòn nhất của hệ thống.
  • Guốc phanh được làm từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ. Má phanh được cố định vào guốc phanh tạo thành hình tròn nằm trong trống phanh.

Nguyên lý vận hành của phanh tang trống: Khi bóp phanh tay, dây cáp sẽ truyền lực vào thanh điều chỉnh và truyền lực tới ống phanh cùng piton để bóp chặt má vào trống phanh, tạo lực ma sát, giúp xe giảm tốc độ và dừng hẳn.

Đặc điểm và nguyên lý hoạt động của phanh xe máy (phanh tang trống)

Đặc điểm và nguyên lý hoạt động của phanh tang trống (Nguồn: Internet)

Ưu điểm và hạn chế của phanh tang trống

Ưu điểm:

  • Cấu tạo phanh tang trống kín, giúp chúng được bảo vệ khỏi tác động môi trường bên ngoài (bụi bẩn, nước, dị vật…).
  • Giá thành rẻ, chi phí bảo dưỡng và thay mới phanh tang trống thấp.

Nhược điểm:

  • Lực phanh thấp, nên chúng được trang bị trên các dòng xe có dung tích dưới 150cc.
  • Khó vệ sinh và bảo dưỡng hơn, do thiết kế kín.

Phanh đĩa

Phanh đĩa có thiết kế hình 1 chiếc đĩa kim loại, được gắn vào bánh xe phía trước. Dòng phanh đĩa được dùng nhiều cho xe máy thế hệ mới, xe phân khối lớn.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh đĩa

Cấu tạo của phanh đĩa gồm các bộ phận sau:

  • Đĩa phanh là bộ phận hình đĩa, được gắn trực tiếp lên moay ơ bánh xe và rãnh xe. Phần đĩa được đục lỗ tăng khả năng tản nhiệt, độ mài mòn thấp hơn.
  • Kẹp phanh là piston, tiếp xúc trực tiếp với má phanh để tạo lực ma sát.
  • Má phanh là lá bố, được cấu tạo từ tấm đệm chất liệu thép không gỉ. Phần má phanh được thiết kế rãnh xẻ, tăng khả năng thoát bụi.
  • Piston là bộ phận tạo lực đẩy cho má phanh, dẫn dầu phanh đến heo dầu.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh đĩa: Khi đạp phanh, áp suất dầu trong đường ống và xi lanh sẽ tăng lên. Từ đó, đẩy má phanh và pitton ép vào đĩa, tạo lực ma sát giúp xe giảm tốc độ và dừng lại.

Phanh đĩa cũng là loại phanh xe máy phổ biến hiện nay

Phanh đĩa cũng là loại phanh xe máy phổ biến hiện nay (Nguồn: Internet)

Ưu và nhược điểm của phanh đĩa

Ưu điểm:

  • Hiệu suất phanh cao, giúp giảm tốc nhanh hơn kể cả khi xe di chuyển với tốc độ cao.
  • Phanh đĩa có độ bền cơ học cao hơn, má phanh ít mài mòn hơn và ít gặp tình trạng vỡ gang như phanh tang trống.
  • Phanh đĩa dễ vệ sinh làm sạch hơn.

Nhược điểm:

  • Phanh đĩa có giá thành cao, chi phí bảo dưỡng thay mới sẽ đắt đỏ hơn.
  • Phanh đĩa có thiết kế mở, dễ dính bụi bẩn, dẫn đến hư hại ăn mòn.

Một số lưu ý khi sử dụng phanh xe máy đúng chuẩn

Một số dòng xe có trang bị phanh trước là phanh đĩa, phanh sau và phanh tang trống, một số trang bị cả trước sau bằng phanh đĩa như xe phân khối lớn. Phanh xe máy là bộ phận sử dụng thường xuyên, liên tục để kiểm soát tốc độ xe khi di chuyển. Tuy nhiên, khá ít người biết cách sử dụng phanh đúng cách, để bảo vệ phương tiện và phanh an toàn. Một số lưu ý quan trọng khi phanh xe máy:

  • Trước tiên, bạn cần xác định được vị trí phanh trước và phanh sau để sử dụng hiệu quả. Với từng dòng xe thì phanh xe sẽ được trang bị khác nhau: Xe số (phanh sau ở phía cần đạp và phanh trước ở bên thắng tay phải), xe ga (phanh sau ở thắng tay trái, phanh trước ở thắng tay phải).
  • Không nên bóp mạnh phanh trước để dừng xe, tránh tình trạng bị khóa bánh trước gây xòe xe. Bạn nên thực hiện thao tác bóp nhả cả 2 bên giúp giảm tốc độ xe dần dần.
  • Khi di chuyển ở đoạn đường trơn trượt nên hạn chế dùng phanh trước, sẽ dễ gây xòe và ngã xe nguy hiểm.
  • Cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng cho phanh xe máy, thay thế phụ tùng kịp thời giúp việc di chuyển xe an toàn.

Tìm hiểu về phanh xe máy, sẽ giúp bạn hiểu được đặc điểm của hệ thống trọng yếu, đảm bảo an toàn cho phương tiện khi di chuyển. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích, giúp người dùng nắm rõ ưu – nhược điểm của các dòng phanh hiện nay, cách sử dụng chúng hiệu quả để tham gia giao thông an toàn.

Xem thêm:

[kkstarratings]

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 17 của Nghị định số 100/2019/NĐ/CP (đã được sửa đổi bằng điểm m, khoản 34, Điều

Lỗi tự ý thay đổi màu sơn xe máy là một lỗi khá phổ biến và thường xuyên gặp. Đây chính là một trong những

Hiện nay, các dòng xe ga được trang bị hệ thống phun xăng điện tử với nhiều cải tiến mới nhằm tối ưu quá trình

Bạn đã mua một chiếc xe máy mới và không biết liệu có thể để xe ngoài trời khi trời mưa hay không? Điều này

Khi xe máy của bạn bị ngập nước và chết máy, đó là một tình huống khá khó khăn và cần được xử lý kịp

Xe chết máy khi đang chạy là một tình huống không mong muốn, gây khó chịu và nguy hiểm cho người lái. Để hiểu rõ

Explore
Trượt